Sụp mí bẩm sinh: 4 Nguyên nhân, 4 Cấp độ, 2 Cách điều trị

Nội dung bài viết

Sụp mí bẩm sinh từ lâu đã là hiện tượng khiến nhiều chị em e ngại. Liệu rằng đâu là cách khắc phục tốt nhất để xóa tan mọi lo lắng về đặc điểm thiếu thiện cảm này? Hãy cùng BVTM tìm câu trả lời ngay sau đây!

I – Sụp mí bẩm sinh là gì?

Hiện tượng sụp mí đã không còn quá lạ lùng và hiếm gặp với nhiều người. Đó là khi mí mắt phía trên bị thấp, mang lại cảm giác nặng nề và ủ rũ xuống phía dưới.

Đặc điểm này có thể di truyền từ bố mẹ (F0) sang đời con cháu (F1,F2…) , nhiều người ngay từ khi sinh ra đã có mí mắt bị sụp 1 hoặc 2 bên.

sụp mí bẩm sinh là gì

Đây là một dáng mắt xấu, bởi khi người đối diện nhìn vào sẽ thấy bạn như đang trong trạng thái buồn ngủ, mắt lờ đờ và không có chút sức sống.

Trong trường hợp bị nặng còn có thể dẫn tới những hệ quả khác như nhược thị, loạn thị…và theo khoa học hiện đại gọi là “lazy eyes” – mắt lười.

Chính vì thế, tình trạng này cần được giải quyết kịp thời từ khi còn nhỏ để tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của mắt.

II – Hiểu rõ nguyên nhân sụp mí bẩm sinh là gì?

Hiện nay, tật sụp mi mắt bẩm sinh chiếm tới 75% trường hợp sụp mí,  biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và phát triển dần theo thời gian.

Tình trạng này là tác nhân chính gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin, nhất là đối tượng trẻ em. Đặc biệt, ở những cấp độ nặng tình bệnh lý này còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho chức năng mắt.

 

Do vậy, việc khắc phục sớm tật sụp mi mắt bẩm sinh sẽ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới thể lực cũng như cải thiện tính thẩm mỹ trên tổng thể gương mặt.

Tuy nhiên trước khi tìm cách chữa trị thích hợp, bạn đọc cũng cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do đâu.

1. Do rối loạn cơ nâng mi

Đây là tác nhân phổ biến nhất, chiếm hơn 60% tổng số các trường hợp sụp mí mắt bẩm sinh. Tình trạng loạn phát cơ nâng mi từ khi hình thành thai nhi sẽ khiến các sợi của cơ nâng mi ít hoặc được thay bằng tổ chức xơ mỡ.

Do đó, ngay khi sinh ra cơ nâng mi đã yếu, độ co giãn yếu, không đủ khả năng để mí mắt mở to. Biểu hiện của tình trạng này chính là việc mắt mất nếp mí, xuất hiện mỡ mí và cả nếp nhăn tại vùng trán.

2. Do thần kinh

Một nguyên nhân khá quan trọng khi xét đến các yếu tố làm sụp mí chính là hệ thần kinh bị tổn thương, rối loạn sự truyền tin của các sợi neuron thần kinh ở mắt.

sụp mí bẩm sinh do thần kinh

Vậy nên, trẻ mang đặc điểm mí mắt thấp sẽ thường đi kèm với các hội chứng sau đây:

  • Hội chứng co rút Duan: Các cơ vận động sai nguyên lý, co giãn không cần thiết làm cho mí mắt có hình dáng không đồng đều.
  • Marcus Gunn: Sự kết nối bất thường của dây thần kinh vận động xương hàm và mi trên sẽ làm cho 2 nhóm cơ này di chuyển đồng thời. Vậy nên, khi bé bú mẹ, nhai hoặc nuốt sẽ khiến mí mắt xệ xuống.
  • BPES: Đây là hội chứng lâm sàng liên quan đến bệnh viêm màng não mủ, tiếp đó sẽ làm lỏng lẻo cơ nâng mí và thu hẹp chiều ngang của mắt.

Hội chứng Horner: Dây thần kinh liên kết với mắt bị gián đoạn tín hiệu từ não bộ làm đồng tử co lại, mí mắt nặng trĩu và rối loạn sắc tố.

3. Do chít hẹp mi hoặc mi góc

Đây là yếu tố mang tính di truyền từ thế thế trước sang thế hệ sau. Theo đó, trẻ sinh ra có thể bị sụp mí, ngắn khe mi, nếp rẻ quạt ngắn, góc mắt hẹp,…

4. Do tình trạng cân cơ mi

Sụp mí mắt có thể xảy ra do cân cơ, thường gặp ở trên 85% những người lớn tuổi. Nguyên lý gây ra là do các nhóm cơ này bị dãn, thoái hóa hoặc quá yếu nên không đủ sức bám vào sụn mi.

sụp mí mắt do cân cơ mi

Những đứa trẻ mới sinh ra cũng có thể gắn liền với đặc điểm này vì các cơ phát triển không đồng nhất khi còn trong bụng mẹ.

Các nhà khoa học đã giải thích là do gen hoặc trong giai đoạn mang thai, người mẹ bị mắc các bệnh lý tiểu đường, nhược cơ, loan dưỡng cơ…

III – Các cấp độ mắt sụp mí bẩm sinh phổ biến hiện nay

Hiện, tình trạng này được phân chia thành các cấp độ từ nhẹ tới nặng,  có thể sụp mí mắt 1 bên bẩm sinh hoặc 2 bên. Cụ thể như sau:

1. Cấp độ 1 – Mức độ nhẹ

Đây là mức độ nhẹ nhất khi bờ mi mới chỉ “mấp mé” tại sát đồng tử mắt (con ngươi). Với cấp độ này, thị lực mắt không bị ảnh hưởng, tuy nhiên tính thẩm mỹ sẽ bị giảm đi.

2. Cấp độ 2 – Mức độ trung bình

Ở cấp độ này, khoảng cách tại bờ mi tới con ngươi bị thu hẹp lại, tuy nhiên chưa vượt qua trung tâm con ngươi. Lúc này, mắt sẽ bị ảnh hưởng 1 phần về chức năng thị lực, đồng thời gây mất cân đối trên gương mặt.

3. Cấp độ 3 – Mức độ nặng

Đây là lúc mi bị che khuất vượt quá trung tâm con ngươi, khiến người bệnh phải “nhướng mắt”, ngước mi để quan sát rõ sự vật.

4. Cấp độ 4 – Mức độ rất nặng

Đây là mức độ nặng nhất của sụp mí bẩm sinh, bờ mi che lấp con ngươi khiến người bệnh không thể nhìn thấy sự vật xung quanh.

Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mắt!

Mắt sụp mí bẩm sinh có thể khắc phục triệt để nếu được thăm khám và chỉ định đúng công nghệ phù hợp. Đặc biệt, tình trạng này cần phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh tối đa việc phát triển lên cấp độ nặng hơn.

Hiện rất nhiều người đã khắc phục sụp mí bẩm sinh tại nhà thành công với các phương pháp tự nhiên như: kích mí, mát xa,…Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không mang tới kết quả lâu dài.

Đặc biệt, các cách làm tại nhà cũng tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn. Do vậy, để khắc phục tối đa tình trạng này, buộc phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

IV – Tổng hợp các cách chữa mắt sụp mí bẩm sinh

Những người làm cha mẹ cần có trách nhiệm tìm phương hướng chữa trị sớm nhất để có thể bảo toàn thị lực cho con nhỏ.

1. Treo mi vào cơ trán (Gián tiếp)

Trong trường hợp cơ nâng mi không còn đủ khả năng để giữ mí, các chuyên gia nhận định: Chỉ có thể sử dụng cơ trán làm một điểm tựa để kéo mí mắt trên sao cho cân đối hài hòa hơn.

 

Cách làm này có thể thực hiện dưới 2 dạng:

  • Dùng sợi chỉ silicon/prolene/chất liệu tự thân…hỗ trợ kéo cơ mi (tỷ lệ tái phát 25-30%).
  • Xoay vạt cơ trán làm điểm nối mí (tỷ lệ mắc lại dưới 10%).

2. Nâng cơ mi trên (Trực tiếp)

Nếu cơ nâng mí mắt của bạn còn có thể cứu chữa thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp bảo vệ phần chức năng còn lại của nhóm cơ đó.

Hiện nay, người ta có thể làm thu gọn mi trên bằng cách tạo vết cắt trực diện từ bên ngoài da hoặc cắt sụn từ phía sau qua kết mạc.

Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá quá cao bởi không ưu việt cho mọi trường hợp và nguy cơ tái nhiễm là rất lớn.

– Bị sụp mí nên phẫu thuật vào thời điểm nào?

Thông thường, tùy vào từng mức độ mí sụp sẽ có những cách thức và thời điểm giải quyết khác nhau, đảm bảo phù hợp với thể trạng của người thực hiện.

Ở trẻ sơ sinh có mí mắt bị sụp vừa phải, chưa có tác động lớn đến sức khỏe, tâm lý, thì cha mẹ có thể theo dõi thêm.

nên phẫu thuật sụp mí khi nào

Khoảng từ 4 – 5 tuổi là lúc thích hợp để nhận thấy rõ sự khác biệt đáng kể ở mắt và là thời điểm “vàng” để tiến hành phẫu thuật. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định kết quả chữa trị cũng sẽ duy trì được lâu bền hơn nếu thực hiện vào lúc này.

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp mang tính chất ngoại lệ. Đó là khi chức năng thị giác đang bị đe dọa nghiêm trọng, phẫu thuật cần tiến hành khẩn cấp ngay cả khi trẻ mới 1 tuổi.

Do đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn để tránh đẩy các bé vào tình trạng nguy hiểm.

VI – Chăm sóc và phục hồi sau chữa sụp mi bẩm sinh

Việc chăm sóc hậu phẫu là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hồi phục. Sau khoảng 1 – 2 ngày đầu, vùng mắt khách hàng sẽ có hiện tượng sưng, bầm tím nhẹ,…

 

Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất trong khoàng 3 – 5 ngày.  Để mắt hồi phục nhanh, đảm bảo duy trì kết quả tự nhiên nhất, khách hàng cần nắm rõ những vấn đề sau:

1. Cách chăm sóc giúp mắt nhanh hồi phục

  • Giữ mắt luôn khô thoáng, vệ sinh mắt với nước muối sinh lý để ngăn nhiễm khuẩn
  • Chườm lạnh liên tục trong khoảng 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật để giảm sưng
  • Tuyệt đối không để nước dính trực tiếp vào vùng mắt trong 5 ngày đầu sau phẫu thuật
  • Dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ kê, tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngoài nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế dùng laptop, tivi, điện thoại trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật
  • Không tác động mạnh, không gãi dụi vùng mí mắt
  • Thực hiện tái khám và cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ

 

Khách hàng cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

2. Chế độ dinh dưỡng giúp mắt nhanh lành, tự nhiên nhất

  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, chất kích thích: mì tôm, rượu bia, nước có gas,…
  • Tránh các thực phẩm dễ gây sẹo, vết thương lâu lành như: rau muống, đồ nếp, thịt bò, gà,…trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật
  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng: Tôm, cua, hải sản,…trong khoảng 3 – 5 tuần

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đặt lịch hẹn

Nhận báo giá